Các cách xem lại quảng cáo trên youtube

Ngày update: 23/09/2022 Số lượt xem 144
local-seo

Nếu như ta đã từng xem quảng cáo trên youtube mà cảm thấy thú vị, hứng thú và muốn xem lại hoặc muốn bạn bè cùng xem lại video quảng cáo hấp dẫn đó nhưng không biết cách tìm lại quảng cáo đó thế nào? Bài viết này chính là câu trả lời cho bạn, cùng khai tâm tìm hiểu qua bài viết sau

1. Xem lại video có chứa Ads (tương tự với video đã xem)

Với cách này có thể thực hiện được nếu như video quảng cáo của chúng ta xem và diễn ra một cách không lâu và chiến dịch quảng cáo thường không duy trì trong thời gian quảng cáo, thời gian quảng cáo quá dài bởi chi phí quảng cáo youtube thì không hề rẻ. Quảng cáo youtube phân phối quảng cáo đến người dùng dựa trên bản chất của video tương thích với thông tin của khách hàng xem video hay không (tuổi tác, giới tính, vị trí,....)

Chúng ta có thể thấy ngay được quảng cáo “nhà tôi 3 đời,....” đã tạo sóng gió trên youtube được 1 khoảng thời gian. Quảng cáo xuất hiện quá nhiều lần với tần suất giày đặc làm cho người dùng cảm thấy khó chịu và mang lại phản ứng tiêu cực. Điều chúng ta mong chờ rằng một quảng cáo sẽ không lặp lại trên một video quá nhiều lần. Lúc này thì ta phỉa hiểu rõ những tính năng của youtube cho phép quảng cáo đến những trang tương tự với nhà sản xuất và có nội dung tương tự với các video đã xem gần đây


Hay do nhiều lý do như: Cách nhà quảng cáo cài đặt video của mình trên youtube Ads hoặc thuật toán phân phối video quảng cáo,...Mà các quảng cáo này youtube sẽ không lặp đi lặp lại nhiều lần cho một đối tượng. Lúc này thì để tăng được khả năng tìm lại các video quảng cáo mà ta đã xem, ta nên sử dụng các cách sau:

- Chờ đợi video đó lặp lại để ta xem quảng cáo đó

- Xóa cửa sổ trình duyệt web đang dùng và đổi trình duyệt web khác

- Bật lại video có quảng cáo mà ta đã xem hoặc mở các video có nội dung tươn tự

- Sử dụng các tài khoản youtube khác có những thao tác hay khuynh hướng sử dụng giống với tài khoản google mà ta đã xem quảng cáo đó

2. Tìm kiếm trong lịch sử video đã xem

Tùy theo thỏa thuận của youtube với nhà quảng cáo mà youtube có thể tính video quảng cáo thành lượt xem của vdeo gốc. Các lượt xem video quảng cáo được tính như một lượt xem video gốc bởi youtube mặc định rằng người xem video đã tương tác với video đó: Xem ít nhất quảng cáo trong 30s hoặc tương tác với quảng cáo,...Bởi được tính à video gốc nên youtube sẽ lưu video đó trong lịch sử xem video

Truy cập hoạt động của tôi hoặc lịch sử video xem youtube để tìm kiếm quảng cáo có được ghi lại hay không:

Hoạt động của tôi: Google lưu trữ những chi tiết những gì mà chúng ta đã tìm kiếm hoặc đọc trên google hoặc youtube bởi kho dữ liệu của google rộng hơn so với lịch sử của youtube. Đối với google thì ta có thể lọc được nhiều tùy chọn ngày tháng và các sản phẩm

Lịch sử xem youtube: Nhật ký hoạt động của youtube sẽ ghi lại những video đã xem hay ta có thể xem bảng điều khiển hoạt động của youtube

3. Tìm kiếm trên trang quảng cáo thịnh hành và trên youtube quảng cáo

Có 2 trang mà chúng ta có thể tìm thấy những tổng hợp đa dạng các quảng cáo trên youtube và youtube ads và kênh youtube advertising. Hai trang này chứ rất nhiều dang sách phát video với số lượng video quảng cáo khổng lồ với nội dung quảng cáo cí nhiều sự đa dạng về các thể loại khác nhau

Youtube adversiting: Tổng hợp các quảng cáo, trò chuyện với nhà quảng cáo hoặc chia sẻ bí quyết quảng cáo,...

Youtube ads leaderboard (Bảng xếp hạng quảng cáo của youtube): Bảng xếp hạng này sẽ liệt kê và sắp xếp những quảng cáo được mọi người xem nhiều nhất mỗi tháng

4. Tìm kiếm từ khóa quảng cáo đã xem trên youtube và google

Youtube và google rất thông minh trong việc tìm ra các nội dung dựa trên từ khóa mà chúng ta tìm kiếm. Thế nên ta nên tử tìm kiếm trên google các từ khóa hay nội dung liên quan đến tài khoản đó

Gợi ý các từ khóa tìm kiếm nội dung quảng cáo:

Câu nói trong quảng cáo: Có khi video quảng cáo là bài hát hoặc trailer trong phim cũng được quảng cáo trên youtube và từ khóa để ta tìm kiếm lúc này là lời bài hát hoặc là câu nói của nhân vật trong đoạn quảng cáo đó. Thế nên khi ta xem quảng cáo, ta ấn tượng với lời thoại hay lời bài hát nào thì có thể lên google tìm kiếm

Thương hiệu quảng cáo: Quảng cáo về các sản phẩm hay dịch vụ sẽ luôn luôn kèm theo tên của thương hiệu đó. Ví dụ từ khóa quảng cáo: Khai Tâm digital, Nestle, Shopee, .....



Xuất xứ của quảng cáo: Dựa trên các ngôn ngữ, địa điểm, quốc kì, trang phục hay các nghi lễ chúng ta đều có thể tìm ra được nguồn gốc của video quảng cáo. Ví dụ tìm các từ khóa như: quảng cáo bia có nhân vật mặc kimono à Quảng cáo bia của người Nhật Bản, rượu với trang phục là hanbok thì tìm từ khóa rượu Hàn Quốc,...

Sản phẩm của quảng cáo: Quảng cáo của sản phẩm sẽ tập trung nội dung vào sản phẩm. Thế nên ta nên tìm kiếm tên của các sản phẩm: Nước giải khát, cafe,....

Lưu ý: không nên tìm các từ khóa với nội dung quá dài hoặc không viết các từ nối dư thừa đối với từ khóa